Tiêu chuẩn đèn led là một yếu tố mà người mua cũng như người sử dụng đèn led cần phải nắm được để có thể lựa chọn và lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn mang lại hiệu quả chiếu sáng cao. Dưới đây là các tiêu chuẩn quy định về đèn led, ánh sáng đèn led mới nhất được ST Lighting cập nhật và giới thiệu tới quý khách:
Mục lục
Tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn led
Các thông số kỹ thuật là yếu tố dẫn tới nguyên lý làm việc của đèn led và quyết định chất lượng ánh sáng:
Quang thông
- Quang thông được dùng để đo lường tổng lượng ánh sáng đèn led chiếu ra cho mọi hướng trong vòng một giây.
- Quang thông càng lớn thì khả năng chiếu sáng càng cao.
- Đối với những không gian chiếu sáng có diện tích lớn, cần nhiều ánh sáng sẽ phải chọn đèn có độ quang thông lớn và ngược lại, khi lắp đặt đèn led cho phòng nhỏ, chỉ cần chọn đèn led có quang thông nhỏ. Vừa giúp tiết kiệm chi phí đầu tư vừa tiết kiệm điện năng.
=> Lựa chọn đèn led có quang thông phù hợp với diện tích không gian, nhu cầu cần chiếu sáng.
Hiệu suất phát quang
- Hiệu suất phát quang chính là hiệu quả phát sáng của một đèn led xác định bằng tỉ số giữa quang thông và công suất của đèn.
- Hiệu suất phát quang có đơn vị là lumen/watt, kí hiệu Lm/W.
- Khi chọn mua đèn led, người mua sẽ luôn cần phải dựa trên hiệu suất phát quang của đèn: hiệu suất phát quang càng cao sẽ chiếu sáng tốt; quang thông lớn và tiết kiệm điện năng tối ưu.
=> Hầu hết các loại đèn mà ST Lighting cung cấp hoạt động với hiệu suất 100 – 130 Lm/W phục vụ cho đa dạng nhu cầu.
Chỉ số hoàn màu
- Chỉ số hoàn màu là chỉ số đánh giá độ chân thực của ánh sáng khi chiếu ra, được ký hiệu là CRI. Chỉ số hoàn màu có đơn vị là Ra.
- Chỉ số hoàn màu có mức thang đo là 100. Thông thường CRI >75 thì ánh sáng gần giống ánh sáng tự nhiên và chân thực hơn
- Khi đèn led có chỉ số hoàn màu càng cao tức là ánh sáng càng giống với ánh sáng tự nhiên, độ chân thực cao.
- Khi đó, ánh sáng đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt được diễn ra tốt nhất. Đặc biệt, trong chiếu sáng nhà xưởng có ánh sáng chân thực sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
=> Chỉ số hoàn màu cao giúp sự vật trở nên chân thực hơn và màu sắc tươi sáng sống động hơn.
Nhiệt độ màu
- Nhiệt độ màu là đại lượng chỉ màu sắc của ánh sáng được đèn led phát ra đạt một nhiệt độ nhất định. Đơn vị đo là Kelvin, viết tắt K.
- Nhiệt độ màu được đo trong thang đo phổ biến hiện nay là từ 1000 – 10000K.
- Tùy thuộc từng khu vực địa lý sẽ có mức nhiệt độ màu khác nhau, ảnh hưởng từ môi trường ánh sáng tự nhiên lẫn sinh lý học mắt người.
=> 3 mức nhiệt độ màu phổ biến của đèn led ST Lighting: Trắng Ấm 2700 – 3500K; Trắng Tự nhiên 4000 – 5000K; Trắng Lạnh 5500 – 7000K.
Tiêu chuẩn nghiệm thu đèn led trong sản xuất
Hình thức bên ngoài
- Nghiệm thu là bước cuối cùng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất đèn led.
- Trong quá trình này phải kiểm tra từng sản phẩm về đường nét thiết kế, kiểu dáng; độ chắc chắn,…
- Để đảm bảo tiêu chuẩn đèn led, sản phẩm phải nguyên vẹn không bị nứt vỡ; không bị trầy xước; kiểu dáng và kết cấu đúng theo bản thiết kế.
Tiêu chuẩn đèn led về chất lượng ánh sáng
- Test thử chất lượng ánh sáng bằng các thiết bị chuyên dụng trong nhà máy sản xuất.
- Tiêu chuẩn phải đảm bảo chất lượng ánh sáng ổn định, không bị nhấp nháy, chập chờn.
- Ánh sáng của đèn cần đáp ứng các tiêu chí trong chiếu sáng như độ quang thông, chỉ số hoàn màu, nhiệt độ màu,…
- Kiểm tra tuổi thọ của đèn led bằng thiết bị đo chuyên dụng.
Tiêu chuẩn lựa chọn đèn led
Chất lượng đèn led
- Đèn led sau khi được hoàn thành yêu cầu phải được kiểm tra chất lượng của từng thiết bị.
- Đèn led chiếu sáng có chất lượng cao sẽ đảm bảo được đèn chiếu sáng tốt, độ bền cao. Khi đánh giá chất lượng đèn sẽ dựa trên các yếu tố về chất lượng của đèn led: chip led, nguồn led, vỏ và chóa đèn.
- Linh kiện chip led chính hãng của các nhà sản xuất chip nổi tiếng uy tín như: Philips, Epistar, Bridgelux,…
- Nguồn driver chính hãng, chất lượng cao để đảm bảo độ bền cho đèn led: nguồn đèn chất lượng hoạt động ổn định sẽ giúp đèn led ít hỏng hóc, chiếu sáng hiệu quả.
- Các bộ phận là vỏ và chóa đèn bằng hợp kim nhôm giúp tản nhiệt tốt, kéo dài tuổi thọ cho đèn led.
Thương hiệu đèn led
- Trên thị trường đèn led có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Người mua nên lựa chọn các thương hiệu có uy tín lâu năm; thương hiệu nhận được nhiều đánh giá tốt của khách hàng cũ.
- Những thương hiệu sản xuất đèn led uy tín sẽ cam kết chất lượng, độ bền cùng dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp cho người mua.
- Một số thương hiệu đèn led hiện nay:
- ST Lighting
- Trần Phú
- Rạng Đông
- Haledco
- HK
- Người dùng cần lựa chọn những thiết bị đèn led đều cầu phải có chế độ bảo hành rõ ràng.
- Những đơn vị cung cấp đèn led được bảo hành trong thời gian càng dài sẽ góp phần đảm bảo đơn vị uy tín.
- Đồng thời, chế độ bảo hành minh bạch, rõ ràng sẽ mang đến sự tin tưởng và yên tâm khi sử dụng.
=> Các thiết bị đèn led của ST Lighting thường được bảo hành từ 2 – 5 năm.
Tiêu chuẩn lắp đặt đèn chiếu sáng
Các tiêu chuẩn về điện
Hiện nay, có rất nhiều văn quản quy định về hệ thống điện, tiêu biểu như:
- TCVN 3584-81 quy định về thiết bị điện – thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 3686 -81 quy định về vật liệu kỹ thuật điện – thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 2572-78 quy định về biển báo an toàn điện.
- TCVN 3144-79 quy định về yêu cầu chung về an toàn đối với sản phẩm kỹ thuật điện.
- TCVN 4115-85 thiết bị ngắt điện đảm bảo sự an toàn cho người dùng và dụng cụ điện có điện áp đến 1000v.
- TCVN 5556-1991 quy định về bảo vệ chống điện giật.
- TCXD 46:1984 quy định về chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.
- Ngoài các tiêu chuẩn phổ biến này còn rất nhiều tiêu chuẩn khác bắt buộc phải tuân theo khi lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng.
Người lắp đèn điện phải am hiểu tất cả các tiêu chuẩn quy định chung về điện. Hệ thống đèn điện phải đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho thiết bị cũng như sự an toàn cho con người.
=> Tùy vào diện tích không gian cần chiếu sáng và loại đèn mà lựa chọn cách lắp đèn led khác nhau sao cho phù hợp.
Khoảng cách và độ cao lắp đặt
- Đèn led khi lắp đặt đều cần đảm bảo về khoảng cách và độ cao của đèn hợp lý, mang lại hiệu quả chiếu sáng tốt, không gây ảnh hưởng đến thị giác của con người.
- Lắp đặt đèn led chiếu sáng cần đảm bảo phù hợp về khoảng cách và chiều cao
- Các yêu cầu trong tiêu chuẩn về khoảng cách và độ cao khi lắp đặt đèn được quy định trong một số văn bản:
-
- Tiêu chuẩn xây dựng: TCXD 16:1986 (TCVN 16): Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 7722-2-13:2013 về đèn điện – Yêu cầu cụ thể lắp đèn chìm trong đất.
- Tiêu chuẩn xây dựng: TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
Tiêu chuẩn đèn led về yêu cầu ánh sáng
- Trong tiêu chuẩn lắp đặt, ánh sáng đèn led phát ra cần phải được ổn định, không nhấp nháy, không gây chói mắt, lóa mắt.
- Theo từng khu vực khác nhau,, ánh sáng của đèn led cần phải đáp ứng các tiêu chí về độ quang thông, độ rọi, nhiệt độ màu, chỉ số hoàn màu.
- Điều này sẽ đảm bảo cung cấp ánh sáng đạt yêu cầu cho từng đối tượng sử dụng.
- Ví dụ, đối với chiếu sáng nhà xưởng, ánh sáng đèn led cần có độ quang thông lớn, hiệu suất chiếu sáng đạt từ 130 lm/w trở lên, độ rọi ở khu vực làm việc cần đạt từ 500 lux trở lên,…
- Ánh sáng đèn led cũng cần được đảm bảo không chứa tia UV để không gây nguy hại cho da của người dùng.
Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố
Văn bản quy định tiêu chuẩn đèn led
- Hiện nay, trong lắp đặt đèn chiếu sáng đường phố đều được quy định thành từng văn bản cụ thể.
- Dưới đây là những văn bản quy định tiêu chuẩn chiếu sáng đèn đường phố hiện nay:
- TCVN 4400: 57 – Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCXD 104: 1983 – Quy phạm thiết kế kỹ thuật đường, đường phố, quảng trường đô thị
- 11 TCN 19: 1984 – Quy phạm trang bị điện, hệ thống đường dây dẫn điện.
- TCVN 5828: 1984 – Đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4086: 1985 – Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng
- TCVN 4756: 1989 – Tiêu chuẩn kỹ thuật về nối đất và nối không các thiết bị điện.
Yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng đường phố
Tiêu chuẩn kỹ thuật về ánh sáng đèn led
- Trị số về độ chói và độ rọi trung bình của đường phố dựa trên hoạt động của các phương tiện không được nhỏ hơn tối đa là 1,2cd/m2.
- Khi thiết kế cho các đường được phép lưu thông vận tốc lớn sẽ phải cần vùng đệm với độ chói giảm dần trong chiều dài từ 100 – 150m.
- Tỷ số của trị số độ chói giữa các đường phố, quảng trường không được nhỏ hơn 0.4. Đối với các đường song song sẽ không nhỏ hơn 0.7 cd/m2.
- Vị trí lắp đèn đường cần được phân bố để người tham gia giao thông bân biệt được với các biển báo.
- Tại các bãi đỗ xe cần có độ rọi trung bình từ 5Lx trở lên.
Lắp đặt đèn led đường phố yêu cầu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Đối với khu vực nút giao thông, ngã tư đều cần phải lắp đặt không ảnh hưởng đến người đi bộ, không gây chói lóa, có khả năng phân biệt ở khoảng cách từ 200 – 400m.
- Không sử dụng nhiều đèn để tránh gây lẫn lộn cho người sử dụng.
- Khi đường giao nhau với đường sắt cần phải có đèn chiếu sáng hai bên trong khoảng cách 30m, không nhầm lẫn giữa đèn đường và đèn tín hiệu của đường sắt.
- Đối với khu vực gần sân bay, hệ thống đèn đường cần lắp đặt không gây lẫn lộn với tín hiệu cất cánh và hạ cánh.
- Đèn đường cần đạt các tiêu chí về độ rọi từ 23 – 30lx, có độ đồng đều cao, không gây chói lóa mở mức tốt nhất.
Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng
Các loại cột đèn khi thiết kế phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Chiều cao trung bình của cột đèn led là 6 – 12 mét.
- Lực kéo đầu cột trung bình đạt 150kg.
- Khả năng chịu áp lực gió 125daM/m2 (tốc độ gió tương đương 45m/s).
- Thân đèn thiết kế dựa trên tiêu chuẩn EN40.
- Trụ cột bằng chất liệu có khả năng chống oxy hóa, qua xử lý nhúng kẽm nóng (độ dày <65mf).
Khoảng cách giữa các cột đèn khi lắp đặt phải đạt 33 – 36 mét. Tùy vào địa hình, loại hình đường xá để căn chỉnh khoảng cách này sao cho hợp lý nhất.
Tiêu chuẩn về chiếu sáng công cộng
Tiêu chuẩn đèn led chiếu sáng công cộng
- Các tiêu chuẩn trong chiếu sáng khu công cộng được quy định tại TCXDVN 333: 2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị tiêu chuẩn thiết kế.
- Công trình đô thị: đường phố, cầu vượt, hầm đi bộ; khuôn viên bên ngoài của trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, cơ quan nhà nước,…
- Chiếu sáng công viên, khu vui chơi.
- Công trình tượng đài, đài phun nước,…
- Nhà thi đấu, sân vận động ngoài trời.
Tiêu chuẩn chiếu sáng công cộng
- Xác định độ rọi tiêu chuẩn theo quy định của thang độ rọi.
- Tính toán chiếu sáng hợp lý và đúng kỹ thuật.
- Thiết bị đèn chiếu sáng phải có độ bền cao; khả năng tiết kiệm điện hiệu quả; tiêu chuẩn IP >65.
- Hệ thống chiếu sáng từ cột tới tủ điện, đèn đều phải có khả năng chống sét theo TCVN 4086: 1985; TCVN 4756: 1989.
- Thiết bị cột lắp đèn phải thiết kế hiện đại, phù hợp với vị trí và không gian lắp đặt.
Quy định tiêu chuẩn đèn led của Việt Nam
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10885-2-1:2015 tương đương với tiêu chuẩn IEC 62722-2-1:2014. Về tính năng đèn điện do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E11; Chiếu sáng biên soạn và được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
- Tiêu chuẩn TCVN 10885-2-1:2015 về đèn led, quy định các tiêu chuẩn đèn led cần có.
- Tiêu chuẩn quy định về quang thông, tuổi thọ đèn led, hiệu suất phát quang, góc chiếu sáng,…
- Tuổi thọ trung bình dao động từ 50.000 giờ – 65.000 giờ.
- Độ hoàn màu đạt từ 80Ra trở lên.
- Nhiệt độ màu ánh sáng từ 5000K – 6000K.
- Chỉ số IP theo từng khu vực lắp đặt.
- Đèn led đạt tiêu chuẩn chất lượng CE, RoHS.